Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời và còn được lưu giữ tới ngày nay. Ngày Tết Nguyên Đán của người Trung Hoa cũng được coi là dịp lễ hội với những tập tục mang đậm nét truyền thống của đất nước tỉ dân này. Vậy Tết Trung Quốc có gì đặc biệt trong phong tục đón năm mới?
Tóm Tắt Bài Viết
Tết Nguyên Đán Trung Quốc tồn tại hơn 4000 năm?
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc có lịch sử hơn 4000 năm và đã gắn liền với rất nhiều các truyền thuyết dân gian. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra cho lịch sử hình thành Tết Trung Quốc. Một trong số đó là truyền thuyết về thú thần Nian.
Tương truyền vào đêm giao thừa hằng năm, con quái thú sẽ xuất hiện để ăn thịt người và gia súc. Để xua đuổi con quái vật này, người Trung Quốc sẽ bày giấy đỏ, đốt tre, châm lửa và mặc quần áo màu đỏ vào đêm giao thừa.
Kể từ thời đại nhà Ngụy và nhà Tấn (220-420), ngoài truyền thống thờ cúng thần linh và tổ tiên, người Trung đã bắt đầu có những hoạt động khác vào ngày Tết Nguyên đán.
Sự phát triển thịnh vượng giữa những triều đại Đường, Tống, Thanh cũng là bước đệm để những hoạt động khác trong ngày Tết được ra đời. Những truyền thống ấy đến nay vẫn còn được con cháu Trung Hoa gìn giữ đến ngày nay. Có thể dễ dàng nhìn thấy như đốt pháo đêm giao thừa, thăm hỏi người thân hay thưởng thức sủi cảo vào dịp Tết.
Người Trung Quốc làm gì trong ngày Tết Nguyên Đán?
Phong tục đón Tết của người Trung Hoa khá giống với dân tộc Việt Nam chúng mình. Họ cũng có dọn dẹp nhà cửa, tiễn ông Táo, đón giao thừa,… Có thể nói Trung Quốc là quốc gia có văn hóa đón năm mới giống với Việt Nam nhất.
Dọn dẹp nhà cửa
Người Trung Quốc thường có thói quen mua sắm thực phẩm, quần áo và vật dụng gia đình trước ngày Tết khoảng nửa tháng. Sau đó, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, họ mới bắt đầu cùng nhau dọn dẹp nhà cửa.
Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, trong tháng cuối cùng của năm, ma quỷ và các vị thần phải lựa chọn trở về thiên đường hoặc ở lại trái đất. Người ta tin rằng để đảm bảo các hồn ma và các vị thần rời đi đúng lúc. Mọi người phải dọn dẹp kỹ lưỡng cả người và nơi ở của họ, đến từng ngăn kéo và tủ cuối cùng.
Trang trí nhà cửa
Sau khi dọn dẹp, họ sẽ trang trí ngôi nhà của mình bằng những câu đối đỏ. Họ quan niệm rằng, màu đỏ sẽ mang đến cho gia chủ những điều tốt đẹp trong năm mới.
Bên cạnh đó, họ còn trang trí thêm câu đối đỏ, đèn lồng đỏ khắp đường phố,… Tùy theo từng năm là con giáp gì mà người Trung Quốc sẽ trang trí theo hình con vật đó khắp xung quanh nhà.
Cúng ông Công ông Táo
Tục tiễn Táo quân về trời được diễn ra vào Tết Tiểu niên (Xiaonian), diễn ra một tuần trước Tết Nguyên Đán. Theo tời China Daily, người miền Bắc Trung Quốc thường cúng Táo quân vào ngày 23 tháng 12 âm lịch. Còn người miền Nam Trung Quốc cúng vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch.
Sau khi các vị thần bếp bẩm báo Ngọc Hoàng và quay trở về, Táo quân được đón về nhà bằng việc dán một tờ giấy mới hình ảnh ông bên cạnh bếp. Từ vị trí thuận lợi này, Táo quân sẽ trông coi và bảo vệ gia đình trong một năm nữa.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm có thủ lợn, cá, chè đậu, dưa, trái cây, bánh bao hấp, kẹo mạch nha, và bỏng Guandong làm từ kê nếp và lúa mì nảy mầm.
Hầu hết lễ vật là đồ ngọt với nhiều loại khác nhau. Người ta cho rằng điều này sẽ khiến Táo quân chỉ nên nói những điều tốt đẹp về gia chủ khi lên thiên đình.
Thưởng thức bữa tối cùng gia đình vào đêm giao thừa
Ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc người dân cùng nhau quây quần bên bữa cơm cuối cùng trong năm. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đoàn tụ ăn tối với các món ăn Trung Hoa và chia sẻ về những gì trong một năm qua.
Bữa tối giao thừa của người Trung Quốc được gọi là “bữa tối đoàn tụ”. Các gia đình lớn gồm nhiều thế hệ sẽ ngồi quanh bàn tròn, thưởng thức đồ ăn và dành thời gian bên nhau. Những món ăn mang ý nghĩa may mắn phải có trong bữa tối bao gồm cá, bánh bao, bánh tổ (nian gao), chả giò.
Tặng bao lì xì đỏ (hồng bao)
Người Trung Quốc thường đựng tiền lì xì trong phong bao màu đỏ (được gọi là hồng bao). Vì màu đỏ được cho là tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Người ta thường tặng lì xì cho trẻ em hoặc người cao niên (đã nghỉ hưu) sau bữa cơm sum họp. Với ý nghĩa cầu chúc cho người nhận một năm mới an khang, thịnh vượng, bình an vô sự.
Người Trung Quốc ưa chuộng số tiền bắt đầu bằng số chẵn. Chẳng hạn như 8 (đọc gần giống với từ “giàu có”) và 6 (gần giống từ “suôn sẻ”). Ngoại trừ số 4 vì nó gần với từ có nghĩa là “chết”.
Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung Quốc
Bữa cơm đoàn tụ gia đình diễn ra vào đêm Giao thừa khi các thành viên tụ tập đón năm mới. Nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc. Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất sang và theo truyền thống sẽ có gà và cá.
Ở một số nơi, cá không được ăn hết, phần còn lại sẽ được để qua đêm. Vì Trung Quốc có câu nói: “Niên niên hữu dư” – năm năm có dư, phát âm giống như “Niên niên hữu ngư” – năm năm có cá. Những món ăn truyền thống người Trung Quốc hay dùng vào dịp tết với những ý nghĩa may mắn như:
Sủi cảo – Thăng tiến và Giàu sang
Sủi Cảo là món ăn đặc trưng của ngày Tết truyền thống ở Trung Quốc. Bình thường, người Trung Quốc sẽ ăn bánh bao. Nhưng vào các dịp lễ Tết, đặc biệt là Tết truyền thống thì họ sẽ làm và ăn Sủi Cảo.
Sủi Cảo được nặn thành hình bán nguyệt và bên trong có thể có nhiều loại nhân như: các loại thịt, tôm, rau củ, cá,….Ngoài ra khi gói nhân lại, người ta sẽ tạo hình cho đầu bánh bằng những đường gấp khúc (tạo hình giống nén bạc thời xưa). Với ý nghĩa tượng trưng cho sự thăng tiến, giàu sang.
Bên cạnh đó, người Trung Quốc còn có một truyền thống rất đặc biệt. Khi làm Sủi Cảo, họ sẽ lén bỏ dây chỉ hoặc tiền xu vào trong một chiếc bánh bất kỳ. Nếu người nào ăn trúng bánh có sợi chỉ sẽ sống lâu còn người nào ăn trúng bánh có đồng xu sẽ gặp may mắn và giàu có.
Cá – Sung túc và Đủ đầy
Cá là một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm đầu tiên của người Trung Quốc trong dịp Tết truyền thống. Trong tiếng Trung, cá được phát âm là “yu”. Gần giống với từ “dư” trong dư thừa. Vậy nên, món ăn này sẽ tượng trưng cho sự sung túc và đầy đủ trong năm mới.
Đặc biệt, món cá trong ngày Tết truyền thống của người Trung Quốc phải làm theo một số quy định thú vị như: phải để nguyên con, đầu hướng về người lớn tuổi nhất (bày tỏ sự tôn trọng), chỉ khi người này đụng đũa thì những người khác mới được ăn. Người ngồi phía đuôi cá sẽ cùng người ngồi ở phía đầu cá uống với nhau 1 ly để mang lại may mắn cả năm.
Bánh Gạo Nếp – Thu nhập hoặc Chức vụ cao hơn
Bánh gạo nếp (年糕 Niángāo) là một thực phẩm may mắn được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc. Trong tiếng Trung Quốc, bánh gạo nếp có nghĩa là “ngày càng cao hơn qua từng năm”.
Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, điều này có nghĩa là bạn càng ở trên cao thì công việc kinh doanh của bạn càng thịnh vượng, nói chung là cuộc sống được cải thiện. Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và lá sen.
Bánh trôi tàu – Đoàn tụ cùng gia đình
Bánh trôi tàu (汤圆 Tāngyuán) là món ăn chính cho Lễ hội Đèn lồng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở miền Nam Trung Quốc, mọi người ăn chúng trong suốt Lễ hội mùa xuân.
Cách phát âm và hình dạng tròn của tangyuan có liên quan đến sự đoàn tụ và ở bên nhau. Đó là lý do tại sao chúng được người Trung Quốc ưa chuộng trong các dịp mừng năm mới.
Mì Trường Sinh – Hạnh phúc và Trường thọ
Mì trường thọ (长寿面 Chángshòu Miàn) tượng trưng cho ước nguyện trường thọ. Món ăn may mắn được ăn vào ngày Tết Nguyên đán ở miền Bắc Trung Quốc.
Đúng như tên gọi, mì Trường Thọ có ý nghĩa cho tuổi thọ ngày càng tăng cao. Điểm đặc biệt của món ăn này là sợi mì thường rất dài. Thậm chí, mỗi bát mì chỉ có duy nhất 1 sợi ở bên trong. Sợi mì dài hơn bình thường và không cắt nhỏ, có thể chiên hoặc luộc và cho vào bát cùng với nước dùng.
ĐỌC THÊM: