Tết Nguyên Đán không chỉ là lễ mừng năm mới của riêng Việt Nam. Mà trên thực tế nó còn là 1 ngày lễ phổ biến trên toàn cầu. Trong đó, Hàn Quốc cũng là 1 quốc gia đón Tết Nguyên Đán như một dịp lễ quan trọng chào đón năm mới mỗi khi Tết đến xuân về. Theo chân KKday cùng khám phá xem ngày Tết Hàn Quốc có gì thú vị không nhé!?
Tóm Tắt Bài Viết
Tết Nguyên Đán – ngày lễ đánh dấu sự bắt đầu của năm mới Âm lịch, đón chờ một mùa Xuân mới đong đầy tài lộc, may mắn. Pháo hoa và sắc đỏ ngập tràn đường phố tưng bừng chào đón năm mới.
Tết Seollab – Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc
Seollal (설날) là tên gọi cho ngày Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết âm lịch ở Hàn Quốc. Trước đây ngày lễ truyền thốn này tại Hàn Quốc còn được gọi là Ngày Dân gian (1985 – 1988).
Seollal là một trong hai ngày Tết lớn nhất ở Hàn Quốc (cùng với Tết Trung thu). Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón dịp lễ cổ truyền này vào ngày 1 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
Tết Hàn Quốc Seollab diễn ra vào thời gian nào?
Liệu Âm lịch ở Hàn Quốc có giống Việt Nam không? KKday xin thưa với các bạn rằng câu trả lời là có nhé. Tại các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều sở hữu chung Âm lịch như nhau. Và sẽ đón Tết Nguyên Đán vào cùng một thời điểm.
Cũng giống như Việt Nam, Tết Seollal cũng rơi vào mồng 1 tháng 1 Âm lịch hằng năm. Dịp lễ này thường kéo dài trong vòng 3 ngày tính từ ngày giao thừa, mùng 1 và mùng 2.
Vậy Tết Hàn Quốc là vào ngày nào trong năm mới Quý Mão 2023 này? Vào năm nay, Tết Seollal sẽ rơi vào thứ bảy, ngày 21/1/2023.
Ý nghĩa của ngày Tết Seollal
Seollal đối với người Hàn, không chỉ là một sự khởi đầu mới đầy hứa hẹn mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể cùng quay trở về nhà, để cùng đoàn tụ và thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên của mình.
Vào những ngày này, người Hàn thường mặc trang phục truyền thống của mình – Hanbok, thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên, chuẩn bị các món ăn truyền thống và tham gia vào các trò chơi dân gian của Hàn Quốc.
Đêm Giao Thừa ở Tết Hàn Quốc
Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Cô Kim Yvonne, một nhà nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc cho biết, trong đêm Giao thừa, người dân Hàn Quốc sẽ đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma.
Ngoài ra theo tục lệ cổ xưa, người dân còn treo một cái xẻng bằng rơm với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi ngoài cửa để nhận được phúc lộc quanh năm.
Theo truyền thống, các gia đình cùng nhau thức đón giao thừa. Vì theo người Hàn Quốc nếu bạn ngủ trước giao thừa thì hôm sau khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn. Ngoài ra, họ cũng để đèn sáng cả đêm vì họ tin rằng đây là cách giúp xua đuổi những linh hồn ma quỷ và đem đến một năm mới an lành và hạnh phúc.
Ẩm thực truyền thống vào dịp Tết Hàn Quốc
Ngoài những nghi lễ Tết đặc sắc, ẩm thực truyền thống Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán với sự phong phú và đẹp mắt cũng khiến mọi thực khách phải xiêu lòng.
Món ăn năm mới | Bánh canh gạo Tteokguk
Canh bánh gạo Tteokguk là món khai vị trong buổi sáng đầu tiền của năm mới của người Hàn Quốc. Với những chiếc bánh gạo được tạo hình giống đồng tiền xu của Hàn thời xưa. Món ăn này không thể thiếu trong mâm cơm ngày đầu năm của người Hàn. Qua ý nghĩa về sự giàu sang thịnh vượng, họ cầu mong cho một năm mới đủ đầy sung túc.
Ngoài ra, chén canh Tteok cũng tượng trưng cho sức khỏe và sự sống lâu dài. Người Hàn thường nói với nhau rằng bao nhiêu tuổi thì đã ăn bấy nhiêu chén Tteok.
Bánh canh xếp Hàn Quốc Manduguk
Đây cũng là một món ăn nhất định phải xuất hiện trong mâm cơm năm mới của Hàn. Nó có ý nghĩa làm ấm cơ thể và tâm hồn vào mùa đông.
Manduguk cũng tương tự Tteokguk đều làm từ bột gạo. Nhưng Manduguk có nhân làm từ thịt theo hoặc thịt bò và các loại rau củ.
Cơm ngọt Yaksik
Yaksik trong tiếng Hàn có nghĩa là cơm thuốc vì được nấu từ gạo nếp hòa lẫn với các vị thuốc. Các loại thực phẩm nấu kèm với gạo nếp gồm có: đường (hay mật ong), hạt dẻ, táo tàu, quế và đôi khi là các loại trái cây khô.
Bánh trà Dasik
Đây là món mà người du lịch Hàn Quốc phải thử qua một lần trong đời. Dasik là một loại bánh quy của luôn xuất hiện vào các buổi tiệc hoặc khi tiếp đãi khách quan trọng. Từ thế kỷ 17, dasik được hoàng gia thiết đãi vào những dịp năm mới và dần dà nó trở thành món ăn truyền thống ngày Tết.
Tuy là bánh quy nhưng dasik không cần nướng, nó được tạo hình đầy màu sắc và kết dính từ các nguyên liệu như bột hạt rang khô, thảo dược, phấn hoa và mật ong. Món bánh này mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe cho năm mới.
Du lịch Hàn Quốc dịp Tết nên đi đâu chơi?
Nếu như bạn có ý định du lịch Hàn Quốc vào dịp tết cổ truyền của họ, thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để có được chuyến du lịch ý nghĩa vào một trong 2 dịp lễ lớn của xứ sở kim chi.
Lễ hội tuyết tại Taebaeksan Snow Festival
Lễ hội tuyết sẽ diễn ra tại núi Taebaek vào ngày 23 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 hằng năm trong vòng 10 ngày, khi Hàn Quốc đón những ngày tuyết rơi nhiều nhất trong năm.
Taebaeksan Snow Festival vừa hay diễn ra đúng vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay, Quý Mão 2023. Thế nên đây chính là dịp dành cho bạn khi du lịch Hàn Quốc vào dịp Tết này.
Đến lễ hội, bạn sẽ tha hồ check in cùng những mô hình được tạo bằng tuyết, đi bộ trên tuyết và tham quan đền, bảo tàng than…
Lễ hội sông băng Hwacheon Sancheoneo
Lễ hội này diễn ra trên dòng sông Hwacheon thuộc tỉnh Gangwon, khi thời tiết mùa đông nơi đây làm đóng băng dòng sông này.
Trong những chương trình của lễ hội này, thì KKday chắc chắn bạn sẽ rất ấn tượng với sự kiện câu cá Sancheoneo (một loại cá hồi) và ăn cá nướng. Bên cạnh đó là 60 chương trình như: câu cá bằng tay không, câu cá vào ban đêm, chơi xe trượt tuyết cũng vô cùng thu hút đấy.
Lễ hội Tuyết Yangju
Lễ hội này thường diễn ra vào tháng 2 hàng năm tại Yangju, Gangwon – do. Trong lễ hội, bạn được tận hưởng các môn thể thao thú vị cùng tuyết như trượt tuyết, nặn người tuyết, xây lều tuyết…
ĐỌC THÊM: