Tết Nguyên Đán không đơn thuần là một ngày lễ thông thường trong năm. Mà còn là ngày đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ đã qua và chào đón năm mới đang tới. Mặc dù phong tục tập quán đón Tết truyền thống mỗi nơi, mỗi quốc gia khác nhau, nhưng tất thảy đều là cầu chúc cho năm mới bình an, hạnh phúc. Vậy các nước Đông Nam Á đón Tết cổ truyền khác nhau như thế nào?

Hiện nay, Tết không phải là lễ mừng năm mới chỉ có riêng ở Trung Quốc, Việt Nam hay Hàn Quốc. Mà trên thực tế, đây là lại là ngày lễ rất phổ biến trên toàn cầu.

Do những đặc tính về văn hóa, sắc tộc khác nhau, nên những phong tục và hoạt động ngày Tết truyền thống ở các nước Đông Nam Á sẽ mang riêng những nét đặc trưng bản địa.

Tết truyền thống Bunpimay ở Lào

Bunpimay trong tiếng Lào có nghĩa là chào đón năm mới. Tết Bunpimay ở Lào còn được gọi là Tết buộc chỉ tay, hay lễ hội Bunhot nam, lễ hội té nước được tổ chức vào ngày 14/4 Dương lịch hàng năm.

Buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới, mọi người dân Lào sẽ tổ chức đi chùa, tắm Phật. Họ sẽ đi chúc Tết lẫn nhau và mang theo một chiếc bình đựng đầy nước. Và theo tục lệ, người được chúc phải đứng để người đến chúc té nước vào người. Ai bị ướt nhiều thì nhiều may mắn hạnh phúc sẽ đến với họ trong năm mới.

Lễ chùa ngày Tết ở Vientiane

Cũng trong dịp này, khách đến chúc tết được gia chủ mời vào nhà và được buộc một vòng chỉ đỏ nơi cổ tay. Hành động này biểu lộ lòng hiếu khách và lời cầu chúc một năm mới tốt lành.

Tết Chol Chnam Thmay ở Campuchia

Tết truyền thống của người Campuchia còn có tên gọi là Chol Chnam Thmay. Dịp lễ cổ truyền này diễn ra  trong 3 ngày từ 13 – 15/4 Dương lịch hàng năm.

Trong những ngày này, người dân Campuchia sẽ thực hiện những lễ tín ngưỡng nhằm mục đích cầu may cho năm mới. Có thể kể đến như làm mâm cơm dâng cúng phật, sư sãi và tổ chức lễ tắm tượng Phật. Hay đắp những núi cát nhỏ trên sân chùa.

Các vũ công Apsara ở ​​Angkor Wat, Siem Reap, Campuchia.

Sau những lễ nghi trên, họ mới đến chúc tết cha mẹ, người thân, bạn bè. Thay cho lời chúc đầu năm, mọi người sẽ chào đón năm mới bằng nghi thức dội nước lên người nhau với quan niệm: Người nào được té nhiều nước thì càng thêm nhiều niềm vui, may mắn trong năm.

Ngoài ra, Tết tại Campuchia còn diễn ra rất nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi. Có thể kể đến như đua ghe ngo, ca hát và múa những điệu múa cổ truyền…

Lễ hội té nước Songkran Thái Lan

Tết truyền thống ở Thái Lan đã vô cùng nổi tiếng với lễ hội té nước Songkran. Dịp lễ diễn ra từ trong 3 ngày 13 – 15/4 Dương lịch hàng năm và kéo dài trong 3 ngày.

Cũng giống như Lào, Campuchia, Tết ở Thái Lan cũng có nghi thức lên chùa thực hiện lễ tắm Phật. Sau đó, mọi người tham gia lễ hội té nước để chào mừng năm mới và cầu chúc những điều may mắn. Trong gia đình, mọi thành viên sum họp, bày tỏ lòng kính trọng đối với người lớn tuổi bằng cách chấm vài giọt nước vào lòng bàn tay của ông bà, cha mẹ…

Phong tục tắm Phật diễn ra trong dịp Tết Songkran Thái Lan.

Trong dịp Tết, nhiều hoạt động vui chơi được diễn ra sôi nổi. Có thể kể đến như thi sắc đẹp, nấu các món ăn truyền thống, thời trang nhiều màu sắc… Đặc biệt, có tục chơi đánh cờ người. Đây là một trò chơi đậm đà bản sắc truyền thống.

Tham khảo:

Du lịch Thái Lan đón năm mới có gì thú vị?

Tự túc chơi Songkran: Oanh tạc những địa điểm té nước khủng nhất Bangkok

Đưa đón riêng từ Sân bay Don Mueang hoặc Suvarnabhumi đến Bangkok | Thái Lan

Dịch Vụ Fast Track Lanes Tại Sân Bay Bangkok Suvarnabhumi International Airport (BKK)

Thưởng thức buffet tại nhà hàng khách sạn Baiyoke Sky | Bangkok

Tết truyền thống ở Indonesia

Indonesia là một đất nước nhiều tín ngưỡng và sắc tộc. Đó là Tết của người Hồi giáo (Tahun Baru Hijriah), tết của người theo đạo Hindu tại Bali (Tahun Baru Saka) và Tết cựu truyền Trung Quốc (Tahun Baru Imlek).

Lễ diễu hành Tatung trong ngày Tết truyền thống Indonesia.

Trong những ngày này, người dân Indonesia chia nhau dựng những ngôi đền thờ bằng trái dừa, lá dừa, cây mía và gạo nhuộm đủ màu sắc,… để làm nơi tế thần linh.

Ngoài ra còn nhiều hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa. Đặc biệt là những đám rước kiệu quanh thị trấn, để rồi cuối Tết, họ kéo ra sông và dìm kiệu xuống nước. Người dân Indonesia xem đó như điều cầu xin thần Nước phù hộ cho mưa thuận gió hòa.

Tết truyền thống của người Malaysia

Cũng như ở Indonesia, Malaysia lấy ngày đầu năm của lịch Hồi giáo làm ngày lễ Tết. Trong dịp năm mới, khi gặp gỡ nhau, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện. Sau đó nắm tay lại rồi áp sát vào tim trong khoảng thời gian ngắn. Người nào lớn tuổi hơn thì chào hỏi trước.

Trong dịp này, Malaysia tổ chức nhiều hoạt động vui chơi. Điển hình là cuộc thi “đấu lông công”, thu hút nhiều người tham dự và cổ vũ.

Lưu ý nhỏ cho bạn là việc chủ động chạm vào tay phụ nữ ở Malaysia là cấm kị. Thế nên, nếu bạn muốn chúc một cô gái nào đấy ở Malaysia thì nhớ xin phép họ trước nhé.

Tết Thingyan của người Myanmar

Ngày Tết của Myanmar được bắt đầu theo Phật lịch. Tức là từ khoảng ngày 13 đến 17/4 Dương lịch hàng năm. Tết truyền thống của Myanmar có tên gọi là tết Thingyan trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây.

Lễ hội té nước Thingyan ở Myanmar.

Lời chúc mừng năm mới của người Myanmar là “hắt nước vào người nhau”. Ở các thành phố lớn như: Yangon, Mandalay, người ta để các thùng nước dọc các con phố lớn. Rất nhiều người đứng bên những thùng nước, “rình” người đi đường rồi hắt nước vào họ thay cho lời mừng tuổi. Theo họ, nước là biểu hiện của sự sung túc, trong sạch và hồi sinh. Ai được tạt nước nhiều, người đó sẽ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng.

Ngày Tết truyền thống ở Philippines

Do chịu ảnh hưởng nhiều bởi các phong tục phương Tây nên người Philippines ăn Tết từ lễ Giáng sinh. Ở Philippines, Giáng sinh là ngày để mọi người hồi tưởng. Còn ngày đón Tết là dịp để các người trong gia đình suy ngẫm về những chuyện đã diễn ra trong 1 năm qua, và hướng về tương lai tươi sáng.

Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn bị bàn tiệc “Media Noche”. Trong tiếng Tây Ban Nha, Media Noche có nghĩa là nửa đêm. Bữa tiệc Media Noche được mô tả như bữa ăn xa hoa bắt đầu vào nửa đêm 31/12; và kéo dài tới lúc mặt trời mọc vào ngày hôm sau, tức là 1/1.

Thịt gà và cá thường không xuất hiện trên bàn tiệc Media Noche; bởi người Philippines quan niệm rằng gà và cá biểu thị cho tình trạng thiếu lương thực. Tuy nhiên, người Philippines cũng cố gắng bày càng nhiều thức ăn càng tốt trên bàn; bởi điều đấy cũng biểu thị cho ý nghĩa ấm no sum vầy suốt cả năm.

Bàn tiệc Media Noche đêm giao thừa đón Tết ở Philippines.

Trước khi bắt đầu năm mới, theo truyền thống, người ta sẽ chuẩn bị 12 loại quả tròn với hy vọng mang lại may mắn trong suốt cả năm. Mười hai loại trái cây tượng trưng cho 12 tháng trong năm; và hình tròn được cho là mang lại sự thịnh vượng về tài chính và nghề nghiệp. Đó là lý do tại sao đây là một phong tục quan trọng trong bữa tiệc Media Noche của người Philippines.

Đặc biệt ở đảo Pahcuve có tục gặp nhau mừng năm mới bằng cách ghé vào tai nhau mà cắn. Người dân quan niệm rằng càng quý nhau thì càng cắn mạnh.

Tết Nguyên Đán ở Singapore

Singapore là thành phố quốc tế đa sắc tộc và đa dạng về văn hóa nhất ở Đông Nam Á. Tại đây, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy người Sing gốc Hoa mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc đón Tết Nguyên đán. Mọi người chúc nhau “Gong Xi Fa Cai” (Cung Hỉ Phát Tài) bằng tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông hoặc tiếng Phúc Kiến trên đường phố.

Tết ở Singapore không thiếu 2 món ăn là Yusheng, một món gỏi cá sống kiểu Quảng Đông và Bakkwa, một loại thịt khô vị mặn ngọt. Đây là những món ăn phổ biến nhất gắn liền với Tết người Singapore. Cũng như biểu tượng của sự dồi dào và thịnh vượng.

Gỏi cá Yusheng của người Singapore.

Ngày Tết ở Singapore tưng bừng, rộn rã với các lễ hội kéo dài suốt ngày đêm. Tiêu biểu như Lễ hội Huayi (biểu diễn nghệ thuật Trung Quốc), Lễ diễu hành Chingay với các tiết mục biểu diễn truyền thống của Trung Quốc như múa sư tử và đi cà kheo, cùng với đó là Lễ hội hóa trang River Hongbao.

Tham khảo:

Dịch vụ Đưa đón xe Riêng từ Sân bay Changi Singapore (SIN) đến Trung tâm Thành phố Singapore

Vé Universal Studios Singapore

Vé Gardens by the Bay | Singapore

ĐỌC THÊM:

Cùng KKday lên kế hoạch du xuân đầu năm Quý Mão 2023

Những hoạt động ngày Tết của mỗi gia đình Việt Nam

Du xuân Quý Mão 2023 cần lưu ý điều gì?

Du lịch Singapore đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 có gì thú vị?