Đặc sản Hội An có gì đặc biệt? Nếu đi du lịch Hội An thì nên mua gì về làm quà cho đúng điệu? Hãy để KKDay gợi ý cho bạn những món đặc sản đủ hương sắc vị của Hội An để mua về làm quà cho bạn bè và người thân nhé.
Hội An – thành phố tuy nhỏ nhưng lại có một sức mạnh to lớn khi có thể đánh cắp trái tim của mọi du khách đến với thành phố nằm cạnh dòng sông Thu Bồn này. Đó là lý do vì sao Hội An liên tiếp đứng trong danh sách những thành phố được khách du lịch yêu thích nhất Châu Á. Ngoài việc sở hữu nền văn hóa lâu đời, người dân thân thiện, nền ẩm thực tuyệt vời thì Hội An còn có nhiều món đặc sản đặc biệt. Nào, hãy cùng KKDay khám phá nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
- 1/ Bánh Tổ – Đặc sản Hội An nức tiếng gần xa
- 2/ Bánh Thuẫn – Món quà vặt gây thương nhớ
- 3/ Bánh Vạc – Đậm đà hương vị phố cổ
- 4/ Tương ớt Phố Hội – Signature trứ danh
- 5/ Bánh su sê – Đặc sản Hội An gắn liền tình yêu đôi lứa
- 6/ Bánh đập – Đặc sản Hội An bình dị
- 7/ Bánh dừa nướng – Đặc sản Hội An làm từ dừa
- 8/ Bánh đậu xanh – Đặc sản Hội An tiến Vua
1/ Bánh Tổ – Đặc sản Hội An nức tiếng gần xa
Bánh Tổ vừa là đặc sản Hội An vừa là món ăn đặc trưng xuất hiện trên bàn thờ ông bà của người dân miền Trung vào những ngày Tết.
Để làm được một chiếc bánh tổ ngon, cần phải chọn loại nếp thượng hạng và sử dụng đường bát. Sau khi bột được nhào thì người dân Hội An sẽ đem chưng cách thủy. Sau khi hấp chín, bánh sẽ được vớt ra để nguội rồi bảo quản ở nơi thoáng mát. Bánh Tổ không chỉ gọn nhẹ mà còn bảo quản được lâu, phù hợp mua về làm quà tặng cho bạn bè và gia đình.
Bánh Tổ có thể thưởng thức bằng cách ăn sống, nướng hoặc chiên giòn nhưng cách chiên giòn được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Miếng bánh Tổ sau khi được chiên sẽ phồng lên, cắn vào giòn tan trong miệng, hòa lẫn vị ngọt của đường và mùi thơm của nếp. Bạn có thể tìm mua bánh Tổ tại những khu chợ truyền thống ở Hội An.
2/ Bánh Thuẫn – Món quà vặt gây thương nhớ
Không chỉ là một món ăn vặt nổi tiếng, bánh Thuẫn còn là một đặc sản Hội An đặc trưng. Bánh Thuẫn có vẻ ngoài bắt mắt với màu vàng óng và được tạo hình như những bông hoa mai rực rỡ.
Các hương vị làm nên chiếc bánh Thuẫn cũng đơn giản như nguyên liệu của những món bánh đặc sản Hội An khác. Bánh Thuẫn Hội An được làm từ bột mì, trứng gà và một số gia vị đặc biệt. Công đoạn khó nhất có thể nói là tạo hình bánh như những bông hoa mai. Khi ăn, bánh mềm xốp, tan trong miệng, không quá ngọt mà lại còn thơm lừng vị trứng gà và vani.
Trong quá khứ, bánh Thuẫn thường chỉ xuất hiện trong các dịp Lễ Tết quan trọng nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển của du lịch, bạn có thể dễ dàng tìm mua thứ bánh hoa mai này ở các khu chợ truyền thống tại Hội An.
3/ Bánh Vạc – Đậm đà hương vị phố cổ
Đến phố cổ mà chưa thử qua Bánh vạc – đặc sản Hội An thì chuyến đi của bạn coi như chưa trọn vẹn. Bánh Vạc Hội An còn có một tên gọi mỹ miều là Bông Hồng Trắng do các du khách nước ngoài đến đây ăn và bị đánh gục bởi vẻ ngoài tỉ mỉ như một đóa hồng của loại bánh này.
Bánh vạc có hình dáng vẻ ngoài như bánh bột lọc nhưng được tạo hình tỉ mỉ hơn. Vỏ bánh được làm từ bột gạo, có màu trắng đục còn vỏ bánh là hỗn hợp thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá…được xào lên. Công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất có thể nói là công đoạn tạo hình bánh. Vỏ bánh không được quá dày nhưng phải chắc chắn vừa đủ để có thể ôm trọn phần nhân bên trong. Khi thưởng thức bánh gạo, bạn sẽ cảm nhận được vị dai của vỏ bánh, mùi thơm của phần nhân và hương vị cay nồng từ nước mắm ớt.
Bạn có thể mua bánh vạc ở các quán ăn ở Hội An nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở lò bánh Bông Hồng Trắng với mức giá 70K một dĩa. Khi ăn, bạn nên hấp lại vì bánh khi nóng ăn sẽ hấp dẫn hơn và bắt miệng hơn.
Xem thêm:
- Tour Nửa Ngày Khám Phá Ẩm Thực Hội An Bằng Xe Máy
- Vé Xem Biểu Diễn Múa Rối Nước Tại Hội An
- Voucher Thưởng Thức Ẩm Thực Tại Nhà Hàng Spice Viet, Hội An
4/ Tương ớt Phố Hội – Signature trứ danh
Các món ăn miền Trung sẽ không tròn vị nếu thiếu đi đặc Hội An là tương ớt Phố Hội. Khác với tương ớt miền Bắc có vị cay, tương ớt miền Nam có vị ngọt thì tương ớt Phố Hội mang đậm hương vị miền Trung với độ cay thơm dịu, nồng mà không gắt.
Cách làm tương ớt Phố Hội khá phức tạp khi phải sử dụng nhiều thành phần và trải qua nhiều công đoạn để cho ra một lọ tương ớt có màu đỏ đẹp mắt. Ớt sau khi được luộc sẽ được xay nhuyễn, đem trộn với cà chua, đem đi khử dầu, cho thêm gia vị, để nguội và cho vào lọ.
Tương ớt Phố Hội luôn đi kèm với những món ăn nơi đây. Cơm gà Hội An, mì Quảng, Cao Lầu…đều trở nên ngon hơn nếu cho vào một muỗng nhỏ tương ớt Phố Hội. Đi du lịch Hội An, đừng quên mang về những chai tương ớt Phố Hội, nét độc đáo của ẩm thực miền Trung để tặng quà cho mọi người nhé.
5/ Bánh su sê – Đặc sản Hội An gắn liền tình yêu đôi lứa
Bánh Su Sê là đặc sản Hội An còn được biết đến với tên gọi bánh phu thê, gắn liền với tình cảm lứa đôi chung thủy.
Nhân bánh hình tròn được bao bọc bởi vỏ bánh hình vuông, không chỉ biểu hiện triết lý vuông tròn âm dương mà còn ẩn dụ cho sự chở che của tình cảm phu thê. Vỏ bánh Su Sê được làm từ nếp cái hoa vàng còn nhân được làm từ đậu xanh vào dừa nạo. Để bánh Su Sê thêm phần thơm ngon, thợ làm bánh còn cho thêm vào chút nước hoa bưởi.
Đi dọc các con phố nhỏ ở Hội An, bạn sẽ thấy khá nhiều hàng quán và cửa hàng bày bán loại bánh ngọt giản dị này. Bạn có thể thưởng thức bánh su sê ngay tại chỗ, mua về khách sạn nhâm nhi và đừng quên mang về một ít để làm quà tặng cho người thân và bạn bè của mình nhé.
6/ Bánh đập – Đặc sản Hội An bình dị
Được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng bánh Đập là đặc sản Hội An làm say lòng bất cứ ai đến với Phố Hội. Làm từ bột gạo pha loãng, bánh Đập có 3 lớp với 2 lớp bánh tráng khô nướng giòn ốp bên ngoài và 1 lớp bánh tráng mềm ở giữa.
Do là một món ăn bình dị nên bạn có thể tìm thấy bánh Đập ở bất kỳ góc phố nào tại Hội An. Bánh đập thường được ăn kèm với nước chấm làm từ mắm nêm. Khi ăn, bạn hãy ấn ở góc giữa cho đến khi chiếc bánh Đập vỡ ra thành nhiều mảnh và sau đó lấy từng mảnh chấm vào nước chấm.
Khi mua bánh Đập đem về làm quà, bạn cũng có thể tìm trên mạng công thức làm hến xào và ăn cùng bánh đập để không cần đi xa mà người thân và bạn bè của bạn cũng có thể thưởng thức đặc sản Hội An ngay tại nhà.
7/ Bánh dừa nướng – Đặc sản Hội An làm từ dừa
Bánh dừa nướng không chỉ là món ăn nhẹ được nhiều người yêu thích mà còn là một đặc sản Hội An nổi tiếng làm từ dừa. Tận dụng phần cùi dừa, người dân miền Trung đã chế biến ra món bánh dừa nướng đơn giản nhưng rất bắt miệng.
Như tên gọi của mình, nguyên liệu làm bánh dừa nướng chính là sự kết hợp từ dừa tươi, bột nếp và đường. Bánh dừa nướng khi cắn vào giòn rụm, cả miếng bánh đều dậy lên hương vị dừa đặc trưng.
Cho dù hiện tại có nhiều loại bánh mới xuất hiện nhưng bánh dừa nướng vẫn luôn chiếm được sự yêu thích của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu có dịp đến Hội An, đừng quên mua những bịch bánh dừa nướng tại các cửa hàng địa phương về làm quà cho xấp nhỏ nhé.
Tham khảo:
- Tour Trải Nghiệm Dệt Tơ Lụa Và Làm Đèn Lồng Thủ Công Tại Hội An
- Tour Thuyền Thúng Hội An | Xuất Phát Từ Đà Nẵng Hoặc Hội An
- Thuê Áo Dài Ở Hội An | Nhanh Chóng Tiện Lợi Tại KKday
8/ Bánh đậu xanh – Đặc sản Hội An tiến Vua
Là một đặc sản Hội An nổi tiếng và được nhiều người tìm mua, bánh đậu xanh Hội An có phần khác biệt so với bánh đậu xanh của những vùng khác. Loại bánh này một thời còn được xem là đặc sản tiến Vua từ Hội An.
Bánh đậu xanh Hội An làm từ đậu xanh hạt nhỏ, ruột vàng và được nghiền nát thành bột. Bột sau khi được xay nhuyễn và trải qua các công đoạn sơ chế sẽ được tiếp tục cho phần nhân mặn vào và cuối cùng đem đi sấy chín để bánh có được độ giòn và thơm ngon.
Bánh đậu xanh Hội An khi thưởng thức có vị ngọt bùi từ đậu xanh và vị mặn từ mỡ lợn. Ngoài bánh đậu xanh nhân mặn thì bánh đậu xanh Hội An còn có bánh chay để phù hợp cho sở thích của nhiều người. Tặng bánh đậu xanh Hội An, ta tặng luôn cả tinh thần và tình cảm quý mến của người dân phố Hội đến với bạn bè và gia đình của mình.
Xem thêm: