Xin chào cả nhà, #TeamKKday đã quay về sau 6 ngày bì bõm ở Hong Kong. Khác với các lần đi bụi hoặc đi công việc, lần này, trong vai những người con ngoan dắt bố mẹ đi tự túc, #TeamKKday chuẩn bị & chi tiêu cũng có phần thoải mái hơn chút xíu để phù hợp tiêu chuẩn “các cụ”. Chính vì vậy nên sẵn có những kinh nghiệm đi cùng “các cụ” khá quý báu, chia sẻ với mọi người một vài điều NÊN NHỚ để những ai đi Hong Kong lần đầu, nhất là đi cùng gia đình có người già & trẻ nhỏ khỏi phải bỡ ngỡ.

Đi du lịch đâu thể nào thiếu Sim điện thoại được. Vào 23 tháng 2 năm nay, KKday xin gửi tặng bạn một chiếc sim 0 đồng để bạn được thỏa sức vi vu Hong Kong nhé. Link sản phẩm mình để bên dưới, đừng ngại bấm vào để sở hữu ngay một em sim miễn phí:

Hong Kong SIM card|8-Day Internet Access + Local Unlimited Calls|Free gift at Hong Kong airport (limited)

1. Cục cắm điện 3 chấu đầu vuông

Đây là lưu ý đầu tiên cần ghi nhớ. Các ổ cắm điện ở Hong Kong đều là loại 3 chấu đầu vuông to. Vì vậy chỉ cần sẩy một ly không mang theo cái cục này là đi một dặm quanh Hong Kong không thể sạc pin cho tất cả các thể loại điện thoại máy tính luôn.

Mà thực ra vẫn có thể mua tại chỗ nhưng giá sẽ đắt (gấp 3-4 lần so với nhà mình) và cũng sẽ khá là bất tiện để tìm đường đến siêu thị/cửa hàng nếu pin điện thoại đã hết.

Cục chuyển thành đổi thành jack 2 chấu | Nguồn: Amazon
Cục chuyển thành đổi thành jack 2 chấu | Nguồn: Amazon

2. Chuẩn bị sẵn địa chỉ nơi muốn đến bằng chữ Hán phồn thể

Ở Hong Kong, không phải ai cũng hiểu và nói được tiếng Anh, nhất là với chủ quán local, tài xế vốn là những người bạn sẽ giao tiếp chủ yếu. Ngôn ngữ chính ở Hong Kong là tiếng Quảng Đông (Cantonese) và chữ Hán phồn thể. Do đó, nếu muốn tìm đường, hỏi đường hoặc đi taxi, việc giao tiếp bằng tiếng Anh sẽ khó khăn hơn. Để đơn giản đoạn này, hãy chuẩn bị trước địa chỉ cần tìm bằng chữ Hán phồn thể.

Nhắc nhỏ, do nhịp sống vội vã nên người Hong Kong khá lạnh lùng. Do đó, để tránh phiền họ chỉ tới chỉ lui, mọi người nên chuẩn bị thông tin trước kĩ càng. Hoặc cứ theo Google Maps tìm đường cũng khá chính xác.

Do nhịp sống vội vã nên người Hong Kong khá lạnh lùng.

3. Tiệm ăn mở muộn, đóng cửa muộn

Dân Hong Kong sống khá muộn: Dậy muộn và đi ngủ muộn. Hệ quả là các tiệm ăn sáng mở cửa rất muộn luôn. Thông thường các tiệm ăn sáng sẽ mở khoảng 10, 11 giờ sáng.

Ở Hong Kong có 1 thể loại tiệm ăn gọi là 茶餐廳 (Đọc là Chả Chan Thing), phục vụ ăn sáng, ăn trưa và trà, cà phê. Thông thường giá một bữa sáng cho 1 người gồm trà/cà phê ở các tiệm 茶餐廳 như thế này vào khoảng 50 HKD (khoảng 150K/người). KKday sẽ có riêng 1 bài viết, các bạn bình tĩnh và đón xem nhé.

Một tiệm bán đồ ăn sáng tại Hongkong | Nguồn: vagabond-travel.blogspot.com
Một tiệm bán đồ ăn sáng tại Hongkong | Nguồn: vagabond-travel.blogspot.com

Ngoài ra, các nhà hàng thường mở cửa rất muộn, có khi đến 2, 3 giờ sáng là chuyện bình thường.

Vì vậy, bài học rút ra là nếu có lịch trình đi chơi sớm thì nên đặt bữa sáng ăn luôn tại khách sạn, hoặc ăn tạm thức ăn nhanh ở 7-eleven hay mấy tiệm bán quà sáng nhỏ nhỏ trên đường. Rồi nếu muốn trải nghiệm 茶餐廳, trưa quay lại ăn brunch (bữa sáng kết hợp với bữa trưa) cũng không muộn.

4. Đón taxi tại TAXI STAND

Khi đi Hong Kong, cần đứng ở đúng trạm TAXI STAND mới có thể đón xe. Và nhất định phải xếp hàng tới lượt, tới xe mới đc lên xe. Như trên đã viết, người Hong Kong hơi không thân thiện một chút, nếu đụng đến quyền lợi của họ họ sẽ không ngại lớn tiếng.

Tài xế taxi rất ít người biết tiếng Anh, một số ít có thể nói tiếng Trung Phổ Thông nhưng không rành. Số còn lại nếu họ không hiểu mình cần đến đâu họ sẽ không ngần ngại kêu mình xuống. Do đó, cần Google trước địa chỉ bằng chữ Hán phồn thể (như đã nhắc ở trên).

Một lưu ý khác, giá taxi hiển thị sẽ chưa phải là giá cuối. Vì Hong Kong từng có 1 đợt điều chỉnh giá nên mỗi tài xế sẽ có 1 bảng giá bằng giấy để bạn đối chiếu. Giá hiển thị trên đồng hồ sẽ soi vào bảng giấy để tìm giá cuối cùng.

Ngoài ra, hành lý cũng sẽ bị tính phí taxi (thường khoảng 5 USD/vali). Mà nói thật là taxi ở Hong Kong đắt lòi ra vì đường một chiều, tưởng đi gần nhưng thực ra là xa. Tài xế lái xe vô cùng lạng lách do đường phố bị hẹp và dốc ngoằn ngoèo.

5. Nhóm 4- 5 người có thể đi taxi ra sân bay thay vì đi xe bus.

Giá taxi đi từ Sân bay Hong kong (đảo Lantau) về đảo Hong Kong hoặc đảo Kowloon (Cửu Long) sẽ vào khoảng 250- 300 HKD/xe (đã tính phí qua hầm và phí hành lý). Giá xe bus là tầm 40 HKD/người. Đi bus đúng là sẽ chỉ rẻ hơn chút xíu nhưng mang xách hành lý sẽ vất vả hơn nhiều.

Còn với các bạn tiếc tiền hơn hoặc thong thả hơn, giữa Bus & đi Airport Express thì nên chọn Airport Express. Vì ga cuối của Airport Express nằm ngay trong sân bay, đi chừng 3′ là đến được chỗ check in. Mua trước vé Airport express trên KKday còn rẻ hơn nữa, được giảm tới 30% đấy.

6. Có thể đi muôn nơi trong thành phố bằng xe bus

Hệ thống xe bus của Hong Kong rất tiện lợi và đến từng ngõ ngách. Thậm chí có khi còn tiện lợi hơn cả subway. Giá các chặng trong thành phố từ 5 – 10 HKD và có thể quẹt thẻ Octopus để trả. Cũng có thể dùng tiền mặt để trả nhưng không được thối lại nếu dư đâu nhe.

Nhưng trước hết, để biết đi loại xe bus nào đến nơi cần đến thì cần phải trên tay 1 điện thoại smartphone có Internet. Bước 2 là cứ đánh địa chỉ vào Google Map, anh ấy sẽ chỉ ra các phương án bus và trạm bus gần nhất để đi. Bất tiện duy nhất của Bus là lâu, thế thôi.

7. Thẻ Octopus có thể hoàn lại tiền còn dư trong thẻ 

Tương tự các nước phát triển khác, ở Hong Kong sử dụng thẻ Octopus để trả tiền đi xe bus, tàu điện ngầm, thanh toán trong cửa hàng tiện lợi và một số tiệm bán trà sữa, cà phê take away. Nhưng ưu việt hơn các nước khác về khoản refund. Thẻ Octopus có thể refund toàn bộ số tiền còn dư trong thẻ lẫn tiền thế chân 50 HKD sau khi dùng, chuẩn bị về nước.

Lưu ý, phí hoàn thẻ là 9 HKD. Có thể refund thẻ Octopus được ở bất kì Customer Service ở trạm MRT nào. Hoặc bạn cũng có thể cầm thẻ ra đến sân bay và được refund ngay quầy Customer Service ở Airport Express Station, hoặc Terminal 1 và 2.

Terminal 1 và 2 cách nhau bởi đường tàu Airport Express. Nên tip cho bạn nào muốn đi từ Terminal 1 sang Terminal 2 nhanh nhất là đứng chờ thời. Khi tàu AE chạy ngang dừng lại, cửa mở, bạn đi xuyên tàu qua bên kia. Chỉ mất 5 giây, thay vì đi đường chính quy :))

Bản đồ khái quát đơn giản sân bay Hong Kong | Nguồn: The HK Shopper
Bản đồ khái quát đơn giản sân bay Hong Kong | Nguồn: The HK Shopper

8. Nếu đi 2 người, vào quán ăn ngồi bàn 4 người thì ngồi chung 1 bên

Một “ý tứ” khác khi đi ăn ở các tiệm ăn ở Hong Kong mà bạn cần lưu ý. Nếu chỉ đi 2 người mà quán chỉ còn các bàn ăn dành cho 4, khách cần phải tự biết ngồi chung sang một bên để 2 khách khác đến sau ngồi bên còn lại.

Phong cách ăn uống của người Hong Kong khá công nghiệp. Tức là nhào vô ăn xong nhào ra. Mọi thứ vô cùng rốp rẻng. Do đó để tránh “phá team”, các bạn mình cũng làm ăn gọn lẹ nhé.

9. Tìm cổng khởi hành (Gates) về Vietnam ở Sân bay Hong Kong

Sân bay Hong Kong siêu siêu to và dễ bị lạc vì bảng hướng dẫn “lúc ẩn lúc hiện”. Do đó khi tìm cổng khởi hành ở sân bay này các bạn nên tập trung cao độ. Tránh không bị trễ chuyến, sau khi check in xong.

Cầm được vé máy bay trên tay rồi, ra bảng thông tin chuyến bay check ngay cổng khởi hành của mình nằm ở hướng nào. Theo kinh nghiệm, các cổng khởi hành bay về HCM nằm ở Level 4, Terminal 1. Nên sử dụng thang máy để lên level 4 thay vì dùng thang cuốn vì thang cuốn sẽ dẫn lên level 6.

Để cho chắc chắn, đừng ngại hỏi nhân viên ở quầy Customer Service ngay trong sân bay.

Cổng Khởi Hành Ở Sân Bay Hongkong | Nguồn: www.fjiii.com
Cổng Khởi Hành Ở Sân Bay Hongkong | Nguồn: www.fjiii.com

10. Mua trước vé tham quan online

Tại các điểm tham quan MUST- GO ở Hong Kong như The Peak (Đỉnh Thái Bình), Ngong Ping 360,… không có gì đông hơn là khách tham quan. Do đó, nội chuyện xếp hàng để mua vé đã là một “thử thách” lớn cho bọn mình chứ chưa nói gì đến các bậc phụ huynh hay trẻ nhỏ. Để đơn giản công đoạn này, book trước vé online trước khi đi là thượng sách.

Muốn mua trước, đừng lo đã có ông bụt KKday ở đây. Chỉ cần vào link này, tất cả vé tham quan, sim 4G wifi rồi vé Airport Express các thứ sẽ hiện ra, mọi người cứ thong thả mà lựa chọn:

Đặt trước các dịch vụ ở Hongkong của KKday  

11. Đi Hongkong bao lâu và khi nào

Khi nào rảnh & có tiền thì cứ đi thôi. Nhưng lý tưởng là NÉ tháng 8 vì ở Hong Kong mùa đó sẽ SIÊU NÓNG, vừa nóng và hầm, đi bộ nhiều sẽ nổi điên. Và đi Hong Kong với bố mẹ gia đình thì khoảng 4 ngày là vừa đủ cho việc tham quan & mua sắm.

12. Tất cả mọi thứ đều đắt một cách ngỡ ngàng

Kết bài bằng một sự thật hiển nhiên như cô tiên. Ở Hong Kong không có cái gì rẻ hết. Do đó đến Hong Kong với gia đình, trẻ nhỏ hay người lớn tuổi cần chuẩn bị túi tiền dày hơn một chút.

Tính trung bình chi phí 1 chuyến đi Hong Kong cho 1 người trong 4 ngày ở hotel tầm trung, ăn uống ngon một chút là 20 triệu. Chi phí gồm cả vé mb VietJet hoặc VN Airline & phí làm visa + mua quà linh tinh – nhấn mạnh là chỉ mua quà chứ không phải mua sắm nha. Bù lại được ăn thứ mình thích, đi chỗ mình muốn. Thơ thẩn cả ngày giữa một thành phố là “tuổi thơ” của bao nhiêu thế hệ fan TVB & Wong Kar Wai thì không phải lúc nào cũng có dịp. Bởi vậy, nhào đi thôi anh chị em bạn dì ơi :)))

Xem thêm: